1. Khái niệm
Kiểm soát cảm xúc là khả năng của con người giúp cho con người có thể làm chủ những cảm xúc cá nhân trong mọi tình huống giao tiếp , trong một tình huống bất ngờ xảy ra. Việc kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là bỏ qua hoàn toàn cảm xúc của bản thân hay khống chế, kìm hãm nó mà được hiểu là bản thân hiểu rõ cảm xúc của chính mình và “đối phương” người đang tương tác với mình. Và qua đó chúng ta có thể điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp, hài hòa.
2. Các kỹ năng
Kiểm soát cảm xúc bản thân giúp cho chúng ta có thể bình tĩnh, kiên định trước những biến động của cảm xúc khi có vấn đề bất ngờ xảy ra. “Kỹ năng kiểm soát cảm xúc thực chất là sự “dõi theo” của ý thức đối với dòng chảy cảm xúc của cá nhân; Cố gắng hình dung được hậu quả sức mạnh tác động của cảm xúc nếu được tự do phát động, từ đó cá nhân có thể dùng sức mạnh của ý thức hay ý chí để kìm nén cảm xúc đó, bằng các động tác mang tính phong tỏa hay giải tỏa như im lặng, thở sâu, tập trung vào công việc khác…”, Nguyễn Thị Hải (2014). Có thể kể đến 6 kỹ năng sau:
- Kỹ năng chuẩn bị tâm thế đón nhận một cách bình thản: Kỹ năng này nhấn mạnh việc phải có tâm thế không nóng vội và kích động trước những tình huống nảy sinh
- Kỹ năng lắng nghe một cách tích cực: trong các tình huống giao tiếp chúng ta cần có tâm thế vững vàng để có thể lắng nghe, cảm nhận ý kiến của nhận của người khác trên tinh thần thiện chí, tôn trọng lẫn nhau.
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực: kỹ năng này giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực và nhẹ nhàng hơn từ đó đưa ra được những cách giải quyết mới, những cách giải quyết tối ưu nhất, tránh bị rơi vào trạng thái căng thẳng không cần thiết.
- Kỹ năng kìm chế cảm xúc: kỹ năng này được thiết lập dựa trên sự hiểu, nắm rõ cảm xúc của bản thân, có thể gọi tên những nguyên nhân gây ra các cảm xúc ấy, chúng ta cần biết được cảm xúc này có đang ảnh hưởng đến mối quan hệ của mình với người khác hay không. Hạn chế những phản ứng tiêu cực như tở nên quá nóng giận, đố kị .
- Kỹ năng kiên định: kiên định là khả năng dung hòa, kết hợp giữa quyền và nhu cầu của mình với quyền và nhu cầu của người khác. Là cách chúng ta nhận thức được những gì mình muốn.
- Kỹ năng giám sát: giám sát ở đây là giám sát chính mình, giám sát việc mình thể hiện cảm xúc ra bên ngoài như thế nào, cảm xúc đó có phù hợp với hành động với hoàn cảnh hiện tại hay không.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp cho mỗi chúng ta tránh được những trạng thái cảm xúc têu cực như nóng giận quá mức, hay rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức khiến cho mối quan hệ với người khác trở nên xấu đi. Chúng ta có thể tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi như là “Nếu cứ để cảm xúc khó chịu này chi phối thì câu chuyện này sẽ đi đến đâu, nó sẽ ra sao?”. Điều quan trọng là chúng ta phải tự ý thức được rằng mình đang có những biểu hiện như thế nào.
Nguồn tham khảo:
http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/bai_so_10_-_so18_2019.pdf
https://khoakhpt.neu.edu.vn/vi/viec-lam-sinh-vien-1592/ky-nang-quan-ly-cam-xuc-trong-cong-viec